Lộ trình học tập về sự tương tác của người dùng

Xem thêm

Câu hỏi thường gặp về sự tương tác của người dùng

Bắt đầu

Khoá học "Tương tác" sẽ trình bày những chiến lược nào?

Ở các khoá học về tương tác của người dùng, bạn sẽ được tìm hiểu các phương pháp hay nhất để thu hút người dùng một cách bền vững cùng những lý do hàng đầu khiến họ gỡ cài đặt ứng dụng. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội học cách cải thiện các bài đánh giá tiêu cực và phân tích hiệu suất kỹ thuật của ứng dụng.

Vì sao hoạt động tương tác lại giúp tăng cường hiệu suất của ứng dụng?

Hoạt động tương tác với ứng dụng có thể giúp các mô hình kinh doanh gặt hái được thành công như tăng tỷ lệ giữ chân người dùng, tăng lượt nâng cấp gói thuê bao và kéo dài thời hạn đăng ký, đồng thời tăng doanh thu từ quảng cáo, giá trị vòng đời của người dùng (LTV) và doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU). Truy cập phần Tối ưu hoá để duy trì bền vững mức độ tương tác với ứng dụng và tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động tương tác với ứng dụng.

Có những KPI nào để đánh giá mức độ tương tác với ứng dụng?

Ví dụ về các KPI đo lường mức độ tương tác với ứng dụng: Số người dùng hoạt động hằng ngày (DAU), Số người dùng hoạt động hằng tháng (MAU), số người dùng mới, Tổng thời gian dùng ứng dụng, Thời lượng của mỗi phiên hoặc khoảng cách giữa các phiên sử dụng v.v. Đây mới chỉ là một vài KPI để tham khảo, bạn nên theo dõi và tối ưu hoá những KPI phản ánh chính xác mô hình tương tác cốt lõi của mình.

Tôi có thể xem dữ liệu về mức độ tương tác với ứng dụng ở đâu?

Firebase cung cấp cho bạn những công cụ hữu ích để hiểu hơn về mức độ tương tác của người dùng:

– Việc tích hợp Google Analytics cho Firebase vào ứng dụng sẽ giúp bạn thu thập được nhiều dữ liệu hữu ích về mức độ tương tác và tỷ lệ giữ chân người dùng.

– Bạn có thể bật tính năng Dự đoán Firebase trong ứng dụng đã tích hợp Analytics SDK.

– Tính năng Dự đoán Firebase dùng công nghệ học máy để cung cấp thông tin chi tiết đầy giá trị về người dùng. Ví dụ: tính năng này sẽ dự đoán khả năng người dùng rời bỏ ứng dụng hoặc ước lượng thời gian người dùng sử dụng ứng dụng, giúp bạn đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Quá trình tương tác với ứng dụng gồm những giai đoạn nào?

Quá trình tương tác với ứng dụng bao gồm các giai đoạn: người dùng lần đầu, tăng số lượng người dùng mới, hoạt động trong ứng dụng, tần suất phiên sử dụng và giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ. Hãy tham khảo nội dung Tối ưu hoá để duy trì bền vững mức độ tương tác với ứng dụng để tìm hiểu về từng giai đoạn này.

Vì sao trải nghiệm đầu tiên của người dùng lại vô cùng quan trọng?

Ngay cả khi xác định được mục tiêu rõ ràng, không phải lúc nào người dùng cũng sẵn sàng sử dụng ứng dụng đều đặn. Có nhiều ứng dụng bị người dùng rời bỏ ngay ngày đầu tiên hoặc sau lần sử dụng đầu tiên. Vì vậy, việc tối ưu hoá trải nghiệm đầu tiên có thể giúp người dùng nắm rõ trải nghiệm trong ứng dụng và giữ cho họ duy trì tương tác.

Cộng đồng về ứng dụng là gì?

Như thể hiện ngay trong tên gọi, cộng đồng về ứng dụng là những cộng đồng giúp người dùng có thể an tâm kết nối với nhau theo cách có giá trị. Việc xây dựng những cộng đồng tích cực trao đổi có thể giúp tăng tỷ lệ người dùng quay lại ứng dụng. Hãy chuyển đến phần Xây dựng các cộng đồng tích cực trao đổi về ứng dụng để tìm hiểu thêm.

Có phải việc sử dụng ứng dụng không có chủ đích là việc có lợi cho nhà phát hành ứng dụng không?

Khi người dùng nhận ra họ không biết mình đã dành bao nhiêu thời gian cho một ứng dụng, có khả năng họ sẽ dùng biện pháp triệt để là xoá toàn bộ ứng dụng. Vì vậy, hãy giúp người dùng tương tác với ứng dụng theo cách có chủ đích bằng cách cung cấp các tính năng như: chế độ kiểm soát thông báo, khoảng tạm dừng hợp lý và thông tin về thời gian sử dụng ứng dụng.

Tôi có thể theo dõi để tìm hiểu lý do người dùng gỡ cài đặt ứng dụng không?

Đúng. Mức độ tương tác của người dùng thay đổi trước khi rời bỏ ứng dụng. Bạn có thể xác định thay đổi này qua quá trình tương tác của người dùng, sau đó dùng thông tin này để ngăn ngừa nguy cơ người dùng rời bỏ ứng dụng.

Biểu đồ tỷ lệ giữ chân người dùng nên có dạng như nào?

Mỗi ứng dụng đều độc đáo và phục vụ các mục đích riêng Thay vì tìm kiếm tiêu chuẩn ngành, hãy xác định hành vi trước đây của những người dùng mà bạn hiện giữ chân được. Ví dụ: người dùng mua hàng nhiều lần trong tháng, mở ứng dụng hằng ngày hoặc chỉnh sửa hồ sơ trong vòng hai tuần gần đây v.v.

Có chiến lược nào có thể khuyến khích người dùng giữ thói quen sử dụng ứng dụng không?

Việc người dùng tương tác ở mức cao và thường xuyên sẽ khiến trò chơi của bạn tồn tại được lâu dài. Báo cáo về mức độ tương tác có thể giúp bạn phân tích hành vi của người chơi nhằm cải thiện trò chơi để giữ chân họ.

Tôi có thể điều chỉnh chiến lược giữ chân cho phù hợp với từng phân khúc người dùng không?

Có. Trên thực tế, việc lập chiến lược phân khúc giúp bạn đánh giá và lên kế hoạch cho những người dùng mà bạn chưa giữ chân được và thu hút họ quay lại ứng dụng. Bạn cũng có thể so sánh các nhóm người dùng trong nhiều khoảng thời gian. Điều này giúp bạn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giữ chân và xây dựng nhiều phương pháp để tăng tỷ lệ giữ chân cho từng nhóm người dùng.

Có phải mỗi ứng dụng lại có các chỉ số giữ chân riêng không?

Được chứ. Mỗi ứng dụng lại có cách sử dụng riêng, do đó các chỉ số giữ chân cũng khác biệt. Vì vậy, bạn cần tập trung tìm hiểu hành vi của người dùng trong ứng dụng qua một khoảng thời gian nhất định.

404

Không tìm thấy lộ trình học tập nào cho thông tin hiện tại.

Vui lòng kiểm tra Khám phá tất cả khoá học